Những nét chung cần biết về bàn thờ Công Giáo

Đăng vào ngày Danh mục Bàn Thờ Công Giáo - Tin vắn

Người Việt có nhu cầu về đời sống tâm linh đa dạng và đặc trưng một cách cụ thể. Nét đẹp tâm linh ấy chúng ta có thể thấy nơi những bàn thờ. Đối với người Phật Giáo có bàn thờ Đức Phật. Tín đồ đạo Cao Đài có hình Thiên Nhãn đặt ở nơi cao giữa nhà. Người theo tín ngưỡng nhân gian có bàn thờ thổ địa hoặc thần tài. Người lương dân có bàn thờ ông bà tổ tiên.

Có thể nói rằng, bàn thờ Công Giáo là nơi thiêng liêng để thờ phụng Chúa, mang những nét đẹp tâm linh gần gũi với người Việt. Vì vậy, đối với mỗi gia đình Giáo dân đạo Thiên Chúa, bàn thờ Công Giáo là một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày.

Ông bà ta thường dạy rằng: “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành“, một mặt bàn thờ Công Giáo thể hiện sự tôn kính của mình đến với Thiên Chúa, mặt khác thể hiện sự mong muốn được phụng sự và gần gũi với Ngài hơn. Để hiểu rõ hơn những điều cần biết liên quan đến bàn thờ Công Giáo, cùng với những cách thức lựa chọn và bố trí bàn thờ sao chỉnh chu nhất. Hãy dành thời gian cùng Saigoner.net tìm hiểu qua nội dung dưới đây:

Những nét chung cần biết về bàn thờ Công giáo bao gồm:

  • Vài nét chung về bàn thờ Công giáo
  • Những nơi thích hợp đặt bàn thờ
  • Đặc điểm
  • Ý nghĩa thiêng liêng đối với bà con Giáo dân
  • Cách bố trí và trang trí
  • Những kiểu bàn thờ khác nhau

1. Vài nét chung về bàn thờ Công Giáo (bàn thờ Thiên Chúa)

Người Việt có nhu cầu về đời sống tâm linh đa dạng và đặc trưng một cách cụ thể. Nét đẹp tâm linh ấy chúng ta có thể thấy nơi những bàn thờ. Đối với người Phật Giáo có bàn thờ Đức Phật. Tín đồ đạo Cao Đài có hình Thiên Nhãn đặt ở nơi cao giữa nhà. Người theo tín ngưỡng nhân gian có bàn thờ thổ địa hoặc thần tài. Người lương dân có bàn thờ ông bà tổ tiên. Tương tự, người Công Giáo có bàn thờ Thiên Chúa (bàn thờ Công Giáo), đặt trên bàn thờ tổ tiên. Từ đó giúp ta dễ dàng nhận biết được tín ngưỡng tôn giáo ở mỗi gia đình mà biết cách hành xử cho phù hợp. Một số ý nghĩa chi tiết hơn về bàn thờ sẽ được thể hiện chi tiết bên dưới.

2. Đặc điểm

Bàn thờ Công giáo thường có 3 tượng chính: Tượng Chúa chịu nạn trên thánh giá, tượng Đức Mẹ Maria và thánh Giuse (hoặc thánh bổn mạng của gia đình).

Tượng Chúa được đặt ở chính giữa, thường là tượng Chúa Chịu Nạn. Ngoài ra, một số gia đình có thể dùng tượng Chúa Phục Sinh để thay thế.

Tượng Đức Mẹ Maria đặt bên trái, thường dùng là tượng Đức Mẹ Ban Ơn, Đức Mẹ Chấp Tay, Đức Mẹ Sầu Bi. Một số nơi sẽ dùng tượng gắn liền với nơi Đức Mẹ xuất hiện như tượng Đức Mẹ La Vang.

Tượng thánh Giuse hay thánh bổn mạng của gia đình đặt bên phải so với tượng Thiên Chúa.

3. Những nơi thích hợp đặt bàn thờ

Bàn thờ Thiên Chúa thường đặt ở nơi tôn nghiêm, yên tĩnh để dễ dàng thờ cúng và ngắm nhìn hằng ngày để tưởng nhớ. Một số gia đình đặt bàn thờ ở cả phòng ngủ. Tuy nhiên, không được đặt ở những nơi ồn ào, gần nhà tắm hay nhà vệ sinh để tránh sự ô uế, bẩn thỉu.

4. Ý nghĩa thiêng liêng đối với bà con Giáo dân

Đối với Giáo dân (người theo đạo Công Giáo) bàn thờ Thiên Chúa mang ý nghĩa tín ngưỡng, tôn kính Thiên Chúa sâu sắc, ngoài ra còn có các ý nghĩa như sau:

  • Là nơi để gia đình thể hiện sự tôn kính đối với Thiên Chúa: Thiên Chúa là đấng tối cao, đã hy sinh vì những tội lỗi do loài người gây ra. Chính vì lẽ đó, bàn thờ để nhớ đến sự hy sinh ấy và thể hiện sự tôn kính tuyệt đối với Ngài.
  • Thể hiện mong ước được sự che chở của Chúa: Trong cuộc sống mỗi gia đình sẽ có những khó khăn, đời sống tinh thần đi xuống. Mỗi ngày nhìn thấy Thiên Chúa như được Thiên Chúa che chở cho những khổ đau, bất hạnh mà con người phải chịu đựng. Giúp cọn người có được chỗ dựa trong đời sống tinh thần vững chắc.
  • Là nơi nhắc nhở về lòng vị tha: Ở mỗi con người sẽ có những đức tính xấu như ganh ghét, đố kỵ, hơn thua,.. và còn nhiều tính xấu khác. Hình ảnh của Thiên Chúa là lòng thương xót, vị tha cho những sai lầm, khổ hạnh của con người. Nhắc nhở chúng ta học sách sống vị tha, độ lượng giữa con người với nhau.
  • Nhắc nhở về tình yêu thương và gia đình: Tình yêu thương của Chúa đối với con người là vô tận và sẵn sàng tha thứ cho chúng ta. Vì vậy, chúng ta cần yêu thương lẫn nhau, đặc biệt là tình yêu thương trong gia đình.

5. Cách bố trí và trang trí

Về bố trí: Tượng Chúa Giêsu sẽ được đặt chính giữa và thường cao hơn các tượng còn lại. Tượng Đức Mẹ Maria được đặt bên trái và có phần thấp hơn tượng Chúa. Tượng Thánh sẽ được đặt bên phải so với tượng Chúa và thường ngang với tượng Đức Mẹ. Vì vậy khi lựa chọn kích thước cần lưu ý sự tương quan vị trí này để chọn kích thước cho phù hợp.

Dù có nhiều giả thuyết khác nhau về bài trí tượng trên bàn thờ Chúa. Nhưng việc đặt tượng Đức Mẹ đặt bên trái và tượng Thánh Gia bên phải đã trở thành truyền thống từ lâu đời. Vì thế khi trang trí bàn thờ Công giáo, các gia đình cũng nên làm theo truyền thống này.

Về trang trí: Nên trang trí thêm một ít hoa, nến hoặc đèn được đặt ở kệ đi kèm. Tuy nhiên không nên trang trí quá sặc sỡ về màu sắc, nên chọn tông màu phù hợp với không gian của gia đình. Sự đơn giản và thanh thoát sẽ tạo nên nét đẹp nhẹ nhàng cho bàn thờ nhà bạn.

6. Những kiểu bàn thờ khác nhau

Thông thường, các kiểu bàn thời sẽ khác nhau ở một số đặc điểm sau:

  • Tượng: Một số gia đình sẽ khác nhau về các tượng Thiên Chúa, tượng Đức Mẹ, tượng Thánh Gia. Tuy vậy vẫn sẽ đảm bảo được có đủ 3 tượng với sự cân đối về kích thước, vị trí đặt và phù hợp với tinh thần của mỗi gia đình.
  • Trang trí: Có nhiều cách bày trí khác nhau, có gia đình sẽ chọn nến, hoa hay đèn ngọn, đèn led,.. Một số gia đình sẽ có thêm dòng chữ “Thiên Chúa là Tình Yêu” hay “Vua tình yêu“,”Ave Maria“.. Ngoài ra, bàn thờ có thể dùng kính để đặt tượng vào.
  • Vật liệu làm bàn thờ: Nhiều mẫu bàn thờ khác nhau về vật liệu nhưng một số loại vật liệu thường được sử dụng như gỗ (gỗ thông, gỗ pơ mu, gỗ ocan,..), vật liệu composit, in 3D hay bằng đá tự nhiên,.. Và một số vật liệu khác.

Có thể bạn đang quan tâm:

Thông tin liên hệ Siêu Thị Công Giáo CatholicVN

Bình luận