11 Nước Đông Nam Á gồm những nước nào?
Đông Nam Á là một khu vực năng động và đa dạng, bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Lào, Campuchia, Myanmar, Brunei và Đông Timor. Đông Nam Á nằm ở giao lộ giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí chiến lược quan trọng trong thương mại quốc tế. Nổi bật với sự đa dạng văn hóa, ngôn ngữ, và tôn giáo. Các nước như Việt Nam, Lào và Campuchia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Đông Á và Ấn Độ. Trong khi đó, Indonesia và Malaysia mang đậm dấu ấn Hồi giáo, còn Philippines lại thể hiện sự hòa quyện giữa văn hóa bản địa và ảnh hưởng từ Tây Ban Nha.
Đông Nam Á là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Các tổ chức như ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa, và chính trị giữa các quốc gia. Singapore được xem như trung tâm tài chính hàng đầu, trong khi Thái Lan và Indonesia nổi bật với du lịch và nông nghiệp. Không chỉ phát triển về kinh tế, Đông Nam Á còn thu hút bởi thiên nhiên tuyệt đẹp, từ bãi biển trong xanh ở Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan) đến ruộng bậc thang ở Việt Nam và kỳ quan Angkor Wat tại Campuchia. Các quốc gia trong khu vực không ngừng phát huy truyền thống văn hóa lâu đời đồng thời đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Đông Nam Á là một khu vực đầy tiềm năng, giàu bản sắc, và đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Dưới đây là bài viết giới thiệu một bài nét căn bản về 11 quốc gia Đông Nam Á.
Việt Nam
Giới thiệu chung: Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).
Diện tích: 331.211,6 km²
Dân số: 99.775.599 người (15/12/2024)
Quy mô nền kinh tế: Đứng thứ 35 trong top 40 nước có quy mô kinh tế hàng đầu thế giới với quy mô kinh tế 435 tỉ USD. quy mô GDP của nền kinh tế đến hết năm 2023 ước đạt khoảng 10,22 triệu tỉ đồng, tương đương khoảng 430 tỉ USD. GDP bình quân đầu người Việt năm 2023 đạt khoảng 101,9 triệu đồng/người/năm, tương đương khoảng 4.284,5 USD/người/năm. Kinh tế số Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm sáng của phát triển kinh tế – xã hội. Theo báo cáo “Kinh tế số Đông Nam Á năm 2024” do Google – Temasek công bố, năm 2024, quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỉ USD, tăng 16% so với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỉ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
Lào
Giới thiệu chung: Nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, Lào có đường biên giới giáp 5 nước và không giáp biển; phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây bắc giáp Myanmar, phía tây nam giáp Thái Lan, phía nam giáp Campuchia và phía đông giáp Việt Nam. đất nước Lào chủ yếu là đồi núi, còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mekong chảy dọc biên giới phía tây Lào, dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới phía đông. Được thiên nhiên ưu đãi, Lào có nguồn tài nguyên dồi dào và phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản, như gỗ, thạch cao, thiếc, khí đốt… và có hệ thống sông ngòi giàu nguồn lợi thủy sản và phù sa. Lào có khí hậu lục địa, chia làm 2 mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến 4, mùa mưa từ tháng 5 đến 10 hằng năm.
Diện tích: 331.211,6 km²
Dân số: 7.783.840 người (17/12/2024)
Quy mô nền kinh tế: Kết quả, trong 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế Lào có xu hướng tăng trưởng tốt hơn, GDP ở mức 4,7% (khoảng 148.043 tỷ Kíp), đạt 50,4% kế hoạch của năm đề ra. Trong năm 2024, về lĩnh vực kinh tế, Chính phủ Lào đã tập trung thực hiện các con số mục tiêu và kinh tế có 11 chỉ tiêu, hiện có 10 chỉ tiêu dự kiến đạt kế hoạch và có 1 chỉ tiêu dự kiến không đạt kế hoạch, đó là: Sản lượng lúa cả năm dự kiến chỉ đạt 3,64 triệu tấn, bằng 94% kế hoạch trong khi nghị quyết đưa ra là 3,86 triệu tấn, việc không đạt được chỉ tiêu này do ảnh hưởng từ thiên tai lũ lụt gây ra. Các yếu tố chính làm tăng chỉ số GDP Lào là dịch vụ, vận tải và bán buôn – bán lẻ. Trong đó, tăng mạnh nhất là từ việc đăng cai chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN và khai mạc Năm Du lịch Lào, thu hút hơn 5 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước tới Lào, tạo ra doanh thu hơn 1 tỷ USD đặc biệt là khách du lịch nội địa, vượt kế hoạch năm (127%). Ngoài ra, ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng tăng trưởng khá tốt, nổi bật nhất là sản xuất lương thực, đến nay đã thực hiện được 3.185,10 tỷ Kip, bằng 74,66% kế hoạch năm. Sản lượng khai thác khoáng sản bình thường và thử nghiệm là 34.000 tỷ Kip, bằng 127,52% kế hoạch năm. Kim ngạch ngoại thương đạt 13.798,33 triệu USD, bằng 86,19% kế hoạch năm (16.010,09 triệu USD); trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 7.314,85 triệu USD, bằng 83,84% kế hoạch năm (8.724,33 triệu USD), nhập khẩu là 6.483,48 triệu USD, bằng 88,99% kế hoạch năm (7.285,76 triệu USD). Nổi bật là xuất khẩu nông sản đạt hơn 1 tỷ USD, bằng 86,94% kế hoạch năm; về đầu tư 9 tháng thực hiện 69.110,57 tỷ Kip, vượt 22% kế hoạch, trong đó đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện 4.013,41 tỷ Kip, bằng 80% kế hoạch, và đầu tư từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước thực hiện 2,61 tỷ USD, tương đương 56.132,25 tỷ Kip, bằng 173% kế hoạch.
Campuchia
Giới thiệu chung: Campuchia còn được gọi là “đất nước chùa tháp”, nằm ở tây nam bán đảo Đông Dương; phía tây và tây bắc giáp Thái Lan, phía đông giáp Việt Nam, phía đông bắc giáp Lào, phía nam giáp biển. Thủ đô Phnom Penh là thành phố lớn nhất và trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Campuchia. Với một nửa là đồng bằng tập trung ở hướng nam và đông nam, còn lại là đồi, núi bao quanh đất nước. Hệ thống sông ngòi của Campuchia tập trung trong các lưu vực chính, như Biển Hồ (Tonlé Sap) và vịnh Thái Lan. Sông Mekong chảy dài từ bắc đến nam đất nước Campuchia.
Diện tích: 181.035 km2
Dân số: 17.638.801 (01/7/2024)
Quy mô nền kinh tế: Trong 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch thương mại Xuất Nhập khẩu Campuchia đạt hơn 45 tỷ USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số này gần bằng tổng doanh thu thương mại trong cả năm 2023. The Phnom Penh Post dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), công bố ngày 11 tháng 11, cho thấy từ tháng 1 đến tháng 10, tổng khối lượng thương mại của Campuchia đạt 45,06 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 38,67 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 21,57 tỷ USD, tăng 16% so với 18,59 tỷ USD, trong khi nhập khẩu đạt 23,49 tỷ USD, tăng 16,5% so với 20,07 tỷ USD. Dựa trên các số liệu thống kê này, cán cân thương mại của Campuchia đã thâm hụt khoảng 1,91 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, so với 1,48 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2023.
Thái Lan
Giới thiệu chung: Nằm ở vùng Đông Nam Á. Thái Lan giáp Lào và Myanma phía bắc, giáp Lào và Campuchia ở phía đông, giáp vịnh Thái Lan và Malaysia phía nam, giáp Myanma và biển Andaman phía tây . Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman. Phía bắc Thái Lancó địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. phía đông bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mekong. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai.
Diện tích: 513.120 km²
Dân số: 71.885.799 (01/7/2024)
Quy mô nền kinh tế: Quỹ đạo tăng trưởng của đất nước hiện dao động trong khoảng 3%, với xu hướng giảm. Chẳng hạn, vào năm 2023, tăng trưởng GDP của Thái Lan chỉ đạt 1,9%. Đối với năm 2024, theo Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia (cơ quan hoạch định kinh tế của đất nước), dự báo tăng trưởng đã được điều chỉnh giảm từ 2,7-3,7%, mức được tính toán vào tháng 11 năm ngoái, xuống 2,2-3,2% vào tháng 2 năm nay. Mức giảm này phù hợp với dự báo của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Trung ương Thái Lan. Năm 2023 và 2024, Thái Lan được mùa du lịch. Lượng khách quốc tế đến ngày một nhiều. Năm 2023, Thái Lan đón 28 triệu lượt, tạo ra doanh thu hơn 28,7 tỉ USD. Trong 10 tháng đầu năm nay, Thái Lan đón hơn 29 triệu lượt, tạo ra doanh thu gần 40 tỉ USD. Kết quả này cho thấy triển vọng phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch xứ chùa vàng. Du lịch thực sự là ngành kinh tế quan trọng bậc nhất của Thái Lan thời điểm này. Quý 4 luôn là mùa du lịch của Thái Lan, nên nhiều khả năng du khách tiếp tục đổ về, nhất là khi các chính sách nới lỏng được áp dụng; đồng USD tăng so với baht mang lại thuận lợi cho hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn; chính sách thương mại cứng rắn của chính quyền ông Trump (dự kiến tăng thuế nhập khẩu) vào năm 2025 cũng tác động đến các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu, thúc đẩy họ cần giao hàng ngay trong năm 2024 để an toàn và tránh rủi ro.
Myanmar
Giới thiệu chung: Myanmar thuộc khu vực Đông Nam Á. Có biên giới giáp với Bangladesh, Ấn Độ phía tây bắc; giáp Trung Quốc phía đông bắc; giáp với Lào và Thái Lan phía đông nam. Myanmar có đường bờ biền giáp với vịnh Bengal và biển Andaman phía tây nam và phía nam. Vùng ven biển và trung tâm Myanmar chủ yếu là đồng bằng. Phía Tây, phía Bắc và phía Đông là các dãy núi cao Bago, Rakhine và cao nguyên Shan, chạy từ dãy Hymalaya xuống vùng trung tâm.
Diện tích: 676.578 km²
Dân số: 54.500.091 người (01/7/2024)
Quy mô nền kinh tế: Kinh tế Myanmar là một trong những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới, đã phải chịu hàng thập kỷ trì trệ do quản lý yếu kém và cấm vận quốc tế. GDP của Myanmar là 71,2 tỉ USD (ước lượng 2019) và tăng trưởng trung bình 2,9% một năm, thấp nhất trong Tiểu vùng sông MeKong mở rộng. Năm 2024, Myanmar đang nỗ lực bảo vệ sự ổn định của đồng nội tệ. Mặc dù đã sử dụng nhiều công cụ, nhưng hiệu quả chưa phát huy và người dân liên tục chứng kiến lạm phát phi mã. Giá xăng vẫn ở mức cao nhất mọi thời đại là 1,39 USD/lít. Giá gạo, hành và tỏi tăng hơn 50% trong 1 năm qua. Ngân hàng Thế giới ước tính vào tháng 12/2023 rằng, Myanmar sẽ ghi nhận lạm phát 20,1% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2024, cao nhất khu vực. Lạm phát song hành với sự mất giá của đồng nội tệ kyat. Thời gian qua, đồng kyat đã tụt xuống mức 4.000 đổi 1 USD, thấp hơn 70% so với thời điểm quân đội tiếp quản chính quyền tháng 2/2021.
Singapore
Giới thiệu chung: Singapore là một hòn đảo có hình dáng của một viên kim cương. Nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã lai và cách xích đạo 137km về phía Bắc. Singapore gồm 1 đảo chính và 63 đảo nhỏ xung quanh. Phía Bắc giáp với eo biển Johor (tách biệt với Malaysia), phía Nam giáp với quần đảo Riau của Indonesia qua eo biển Singapore. Thủ đô của đất nước này chính là thành phố Singapore.
Diện tích: 697km2
Dân số: 5.832.387 người (01/7/2024)
Quy mô nền kinh tế: Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS – ngân hàng trung ương) công bố giữ nguyên các thiết lập chính sách tiền tệ của mình sau thông tin nền kinh tế tăng tốc trong quý III. Các nhà hoạch định chính sách MAS bày tỏ sự lạc quan về triển vọng kinh tế năm 2025. Cơ quan này dự đoán lạm phát cơ bản của Singapore sẽ tiếp tục giảm còn khoảng 2% vào cuối năm 2024. Cần biết rằng lạm phát cơ bản của Singapore đã giảm dần từ mức đỉnh điểm 5,5% thiết lập vào đầu năm 2023 và trượt xuống mức thấp nhất trong 2 năm rưỡi là 2,5% vào tháng 7 vừa qua, trước khi nhích lên 2,7% vào tháng 8. Tháng 8/2024, Bộ Thương mại Singapore đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 thành ngưỡng 2,0 – 3,0%, thay vì mức 1,0 – 3,0% trước đó. Năm 2023, kinh tế Singapore đạt tăng trưởng 1,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 3,8% của năm 2022
Indonesia
Giới thiệu chung: Nằm giữa Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Indonesia cũng có chung biên giới với Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía bắc và Australia ở phía nam bằng một dải nước hẹp. Indonesia gồm 18.306 hòn đảohòn đảo, khoảng 922 trong số đó không có người sinh sống lâu dài. Rừng nhiệt đới ẩm chiếm gần 2/3 diện tích lãnh thổ.
Diện tích: 1.904.569 km²
Dân số: 283.487.931 người (01/7/2024)
Quy mô nền kinh tế: Dữ liệu mới nhất từ Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia trong quý III năm 2024 cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Indonesia trong quý III năm 2024 đạt 4,95%, không đạt mục tiêu 5%, thấp hơn mức 5,11% của quý I và 5,05% của quý II, đồng thời là mức tăng trưởng quý thấp nhất kể từ quý III năm 2023. Có 8 ngành chính của Indonesia có mức tăng trưởng thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế chung, trong đó bao gồm ngành chế tạo, vốn là ngành đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế với tỷ trọng 19,02%, chỉ tăng 4,72%. Những ngành khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn bao gồm nông nghiệp, thương mại, khai thác mỏ và dịch vụ giáo dục. Ngược lại, các ngành có tốc độ tăng trưởng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng chung bao gồm xây dựng, logistics, thông tin và truyền thông, dịch vụ tài chính, lưu trú và ăn uống, dịch vụ doanh nghiệp, dịch vụ y tế và các dịch vụ khác.
Malaysia
Giới thiệu chung: Phía tây Malaysia có biên giới trên bộ với Thái Lan, phía đông có biên giới trên bộ với Indonesia và Brunei. Malaysia kết nối với Singapore thông qua một đường đắp cao hẹp và một cầu. Malaysia có đường biên giới trên biển với Việt Nam và Philippines.
Diện tích: 329.847 km²
Dân số: 35.557.673 người (01/7/2024)
Quy mô nền kinh tế: Năm 2024, kinh tế Malaysia đã tăng trưởng tích cực, đạt 4,2% trong quý I/2024 và 5,9% trong quý II/2024. Thành công này là nhờ chi tiêu hộ gia đình tăng, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất kể từ khi đại dịch bùng phát và ngành sản xuất, đặc biệt là ngành điện, điện từ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Ngoài ra, Malaysia đã tập trung đầu tư vào các công nghệ mới nổi như xe điện (EV) và trí tuệ nhân tạo (AI). Để giảm nợ quốc gia, cải cách lớn đầu tiên là bãi bỏ kiểm soát giá đối với thịt gà vào năm 2023 – chấm dứt mức giá trợ cấp cho thịt gà tươi trong nhiều thập kỷ. Năm 2024, Chính phủ tiếp tục hợp lý hóa trợ cấp dầu diesel và xác định rõ các đối tượng được hưởng trợ cấp. Bên cạnh đó, chính phủ cũng điều chỉnh giá điện vào tháng 1/2024 và xem xét chấm dứt trợ cấp đối với trứng gà. Các biện pháp hợp lý hóa trợ cấp được kỳ vọng sẽ giúp chính quyền tiết kiệm được khoảng 10 tỷ RM ((2,32 tỷ USD) trong năm nay để triển khai các sáng kiến và chương trình phát triển kinh tế như đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục.
Brunei
Giới thiệu chung: Brunei nằm ở bờ biển phía bắc của đảo Borneo tại Đông Nam Á. Ngoại trừ dải bờ biển giáp biển Đông, quốc gia này hoàn toàn bị bang Sarawak của Malaysia bao quanh. Hầu hết lãnh thổ Brunei nằm trong vùng sinh thái rừng mưa đất thấp Borneo.
Diện tích: 5.765 km²
Dân số: 462.721 người (01/7/2024)
Quy mô nền kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế dương của Brunei với GDP thực tế tăng 1,4% và lạm phát ổn định ở mức 0,4% vào năm 2023. Brunei cũng nỗ lực phát triển theo Chiến lược Tầm nhìn quốc gia (Wawasan) 2035; thực thi chính sách khí hậu nhằm phát triển nền kinh tế xanh bằng cách giảm 20% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. GDP bình quân đầu người của Brunei thuộc hàng cao nhất thế giới. Chính phủ và các tổ chức liên quan chính phủ là những đơn vị chính cung cấp việc làm. Hơn 450.000 công dân Brunei hưởng mức sống tương đối cao vì không phải đóng thuế và nhận được phúc lợi xã hội hào phóng.
Philippines
Giới thiệu chung: Philippines bị giới hạn bởi biển Philippines ở phía đông, biển Đông ở phía tây, và biển Celebes ở phía nam. Đảo Borneo nằm ở phía tây nam và đảo Đài Loan nằm ở phía bắc. Khí hậu nhiệt đới hải dương, thời tiết thường nóng và ẩm và được chia thành ba mùa: tag-init hay tag-araw, mùa nóng khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5; tag-ulan, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11; và tag-lamig, mùa mát khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2.
Diện tích: 300,000 km2
Dân số: 115.843.670 người (01/7/2024)
Quy mô nền kinh tế: Theo Philstar, tăng trưởng GDP Philippines trong quý 3/2024 đạt 5,2% nhờ sự tăng trưởng tích cực trong một số lĩnh vực như bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô và xe máy (5,2%), hoạt động tài chính và bảo hiểm (8,8%) và xây dựng (9%). Các ngành công nghiệp và dịch vụ cũng ghi nhận ghi nhận mức tăng trưởng trong quý 3 lần lượt là 5,0% và 6,3%. Đặc biệt, báo cáo của PSA nhận định chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình chính là yếu tố đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP của quốc gia này trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9/2024 khi ghi nhận mức tăng 5,1%. Tốc độ tăng trưởng GDP quý 3/2024 thấp hơn quý 2 trước đó ở ngưỡng 6,4% và thấp hơn cả tốc độ tăng trưởng của quý 1 là 5.8%. Trong một cuộc họp báo cùng ngày, Thư ký Cơ quan Kinh tế và Phát triển Quốc gia Philippines (NEDA) Arsenio Balisacan nhận định: “Điều này đưa mức tăng trưởng GDP trung bình trong 3 quý đầu năm 2024 lên 5,8%, thấp hơn một chút so với mục tiêu của chúng tôi là 6% đến 7% trong năm”
Đông Timor
Giới thiệu chung: Đông Ti-mo gồm phần Đông Bắc và một vùng nhỏ phía Tây của đảo Ti-mo (đảo Ti-mo nằm ở phía Nam quần đảo In-đô-nê-xi-a) cùng hai đảo nhỏ phụ cận là Cam-Binh và Gia-Cô. Phía Tây của đảo Ti-mo là lãnh thổ của In-đô-nê-xi-a (thuộc tỉnh Nusa Tenggara Timur). Phía Đông và Bắc của Đông Ti-mo gần với các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a, phía Nam gần với Ố-xtrây-li-a và được ngăn cách cách bởi biển Ti-mo. Về phía bắc của đảo nhiều núi đồi là eo biển Ombai and eo biển Wetar. Nhiệt đới ấm và nóng. chia làm 2 mùa: mùa khô từ tháng 5 đến tháng 12, mùa mưa từ tháng 12 đến tháng 4
Diện tích: 24.000 km2
Dân số: 1.400.638 người (01/7/2024)
Quy mô nền kinh tế: Danh mục quan trọng nhất trong rổ CPI của Đông Timor là Thực phẩm và Đồ uống không cồn (64%), trong đó Gạo (17%), Rau (15%) và Thịt (8%). Các hạng mục quan trọng khác là: Giao thông vận tải (6%); Quần áo và Giày dép (6%); Nhà ở (6%); Rượu và thuốc lá (5%); Nội thất, Thiết bị gia dụng và đồ dùng gia đình (4%). Chỉ số này còn bao gồm: Giải trí và Văn hóa (3%); Truyền thông (2%); Giáo dục (2%); và Sức khỏe (1%). Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Đông Timor đã tăng lên 3,4% vào tháng 4 năm 2024 từ mức thấp nhất trong ba năm là 2,7% trong tháng trước, chủ yếu là do giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng cao (6,4% so với 5,4% trong tháng 3). Hơn nữa, giá giảm ít hơn đối với phương tiện đi lại (-1,1% so với -2,3%), nhà ở (-0,2% so với -0,6%) và đồ nội thất, thiết bị gia dụng và bảo trì định kỳ trong gia đình (-2,1% so với -2,7%). Đồng thời, giá quần áo & giày dép tăng trở lại (0,3% so với -0,1%) và sức khỏe (2,3% so với -0,7%). Trong khi đó, giá không thay đổi đối với thông tin liên lạc (-0,2%), giải trí & văn hóa (1,6%) và giáo dục (2%). Trên cơ sở hàng tháng, giá tiêu dùng tăng 0,4% trong tháng 4, đảo ngược từ mức giảm 0,2% của tháng trước.
Tổng kết
Đông Nam Á, với 11 quốc gia thành viên, là một khu vực đa dạng về văn hóa, lịch sử và địa lý. Lịch sử lâu đời và đa dạng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trên từng quốc gia. Về kinh tế, Đông Nam Á đang nổi lên như một trong những khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Các quốc gia như Singapore, Malaysia, Thái Lan đã trở thành những “con hổ châu Á” với nền kinh tế hiện đại và năng động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, khu vực vẫn còn những thách thức như bất bình đẳng, biến đổi khí hậu và các vấn đề xã hội. Với những tiềm năng to lớn, Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Sự hợp tác giữa các quốc gia trong khuôn khổ ASEAN đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của khu vực.
Ở trên, SAIGONER vừa giới thiệu đến bạn 11 Nước Đông Nam Á gồm những nước nào?. Hy vọng rằng bài viết này hữu ích với bạn, nếu bạn có SẢN PHẨM – DỊCH VỤ cần quảng bá, hỗ trợ SEO hãy liên hệ với SAIGONER ở thông tin cuối bài. Xin cảm ơn bạn đã đón đọc.
SaiGonER | Sài Gòn Thật Đẹp
- Điện thoại: 0888 7999 38
- Email: [email protected]
- Liên kết ngoài: https://saigoner.net/ – https://5list.net/ – https://banthochuabeconi.com/ – https://catholicvn.com/ – https://chuyentaomau.com/ – https://in3d.edu.vn/ – https://taomaunhanh.com/
Tượng linh vật Luce
"Luce - Ánh sáng" hay "Luce & Friend" mang phong cách hoạt hình, được tòa Thánh Vatican giới thiệu là linh vật biểu tượng Năm Thánh 2025