
Nhượng quyền bánh mì xu hướng kinh doanh đang phát triển trong vài năm trở lại đây. Để thấy rõ được điều đó, hãy lượn một vòng đường phố Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ. Rất nhiều gian hàng bánh mì mọc lên như nấm ở ven đường. Bạn có thể khó khăn để tìm một quán bún đậu, bánh cuốn hay bánh bao, nhưng sẽ rất dễ dàng để tìm một quầy bánh mì ven đường. Phải chăng, đó là dấu hiệu “nhượng quyền bánh mì” đang là trending của năm 2021?
Xu hướng kinh doanh 2021 với sự chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ. Một số cái tên được nhắc đến như thương mại điện tử, logistics, bất động sản online, chăm sóc thú cưng, chăm sóc sức khỏe, kinh doanh mỹ phẩm, đồ điện tử. Tuy nhiên song cũng không thể loại trừ ngành F&B. Hãy cùng Saigoner.Net tìm hiểu sâu hơn về mô hình kinh doanh này qua bài viết hôm nay!
Tóm tắt bài viết:
- Kiến thức chung về nhượng quyền kinh doanh
- Nhượng quyền kinh doanh là gì?
- Để được nhượng quyền kinh doanh cần có những gì?
- Có thể bạn chưa biết về bánh mì
- Bánh mì được ra đời thế nào?
- Đâu là những loại bánh mì được ưa chuộng tại Việt Nam?
- Một số thương hiệu bánh mì nổi tiếng trên toàn quốc
- Nhượng quyền bánh mì, cần bắt đầu từ đâu?
Nhượng quyền bánh mì – Xu hướng kinh doanh 2021
1. Kiến thức chung về nhượng quyền kinh doanh
Nhượng quyền kinh doanh là gì?
Nhượng quyền kinh doanh (tiếng anh là Franchise) là một mô hình cộng tác kinh doanh giữa bên nhượng quyền (Franchisor) và bên được nhượng quyền (Franchisee). Theo đó bên nhượng quyền sẽ phải chia sẻ thương hiệu đang sở hữu và những nguồn lực đi kèm (tên thương hiệu, phương pháp kinh doanh, quản lý, sản phẩm, cách thức sản xuất, vận hành,..). Tương ứng, bên được nhượng quyền sẽ có quyền sở hữu thương hiệu đó và những gì liên quan. Hai bên sẽ phải thỏa thuận trên một hợp đồng cụ thể, được pháp luật thừa nhận.

Một mô hình nhượng quyền kinh doanh sẽ được cam kết giữa hai phía về những yêu cầu nhượng quyền như: Tên thương hiệu, phương pháp, địa điểm kinh doanh, chi phí nhượng quyền, thời gian thực hiện, thiết kế trang trí, quản lý mô hình, sản phẩm, giá bán,.. Hai bên sẽ phải thực hiện đúng như cam kết trong suốt quá trình diễn ra.
Để được nhượng quyền kinh doanh cần làm những gì?
Điều đầu tiên mà bạn có thể nghĩ ngay đến đó là chuẩn bị vốn (chi phí để kinh doanh). Tuy nhiên, khác với mô hình kinh doanh truyền thống mất rất nhiều chi phí như mặt bằng, trang trí, tuyển nhân viên, quảng cáo, nguyên vật liệu,.. nhượng quyền kinh doanh sẽ “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều. Vì tất cả những vấn đề để có được một cơ sở kinh doanh, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ bạn chuẩn bị và gần như là tất cả. Chi phí ấy sẽ kinh tế hơn rất nhiều so với việc bạn tự tìm nguồn nguyên vật liệu hay thử rất nhiều phương pháp để được kinh doanh hiệu quả.
Tiếp theo, lựa chọn một lĩnh vực và một thương hiệu. Sẽ là một lợi thế nếu bạn có những kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực ấy. Và dĩ nhiên, bên nhượng quyền sẽ là “đòn bẫy” để đưa bạn tiến gần hơn với ước mơ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hãy đưa ra tiêu chí và có cho mình một phương pháp lựa chọn thông minh.

Xem chi tiết tại: Website: www.Lamvugroup.vn
Địa điểm, sẽ là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng của mô hình. Thử tưởng tượng rằng, nếu lựa chọn một mô hình nhượng quyền phù hợp kèm theo là một địa điểm VÀNG để tọa lạc, việc kinh doanh của bạn sẽ như “diều gặp gió”. Một địa điểm cần lưu ý đến đối tượng khách hàng, nơi đừng đỗ xe, tầm nhìn quan sát, vị trí đông người qua lại,…
Cuối cùng, hợp đồng và những quy định của pháp luật liên quan đến nhượng quyền kinh doanh là điều bạn chắc chắn sẽ phải nằm lòng.
2. Có thể bạn chưa biết về bánh mì
Bánh mì được ra đời thế nào?
Bánh mì, là loại thực phẩm đã có từ rất lâu đời. Theo như nghiên cứu cổ học, dấu hiệu của những chiếc bánh mì nướng đầu tiên được tìm thấy ở Châu Âu. Thời gian ước tính xuất hiện vào thời kỳ đồ đá. Đến khi nền nông nghiệp lúa mì phát triển mạnh, bánh mì trở thành một phần không thể thiếu của mỗi gia đình. Nền công nghiệp sản xuất bánh mì phát triển từ năm 1961, lúc này người ta bắt đầu biết sử dụng công nghệ tạo áp lực để tạo ra ổ bánh mì nhanh hơn.
Đâu là những loại bánh mì được ưa chuộng tại Việt Nam?
Ở Việt Nam rất đa dạng về các loại bánh mì. Sau đây Saigoner.ner xin phép giới thiệu một vài loại bánh mì đang được ưa chuộng hiện nay:

- Bánh mì Pate: Gần như trải dài từ bắc chí nam đều bán loại này. Thành phần chính là pate và chả lụa, kết hợp với ít đồ chua, dưa leo để tăng khẩu vị.
- Bánh mì thịt nướng: Thành phần gồm thịt nướng, dưa leo, ngò, đậu phộng. Tuy nhiên với mỗi địa phương sẽ có thêm ít thành phần phụ khác.
- Bánh mì xíu mại: Nghe qua chắc mọi người cũng đã biến thành phần “nhân” chính của loại bánh mì này. Xíu mại thường được để vào chén để người dùng “chấm” bánh mì với nước xíu mại, dùng tại chỗ. Một số nơi sẽ cho xíu mại vào bánh mì để khách mang đi.
- Bánh mì nướng muối ớt: Là một món ăn hấp dẫn, lạ miệng, phong cách ăn cũng khác hẳn với các loại bánh mì còn lại.Thành phần chính là bánh mì, xúc xích, chà bông, tôm khô, mỡ hành, trứng cút, sa tế, tương ớt, kem bơ và một số thành phần phụ khác. Làm cho món ăn đã gây nghiện, đặc biệt là giới trẻ thời gian vài năm trở lại đây.
- Bánh mì heo quay: Heo quay giòn thơm cùng với ít chả lụa, bì, đồ chua sẽ tạo nên một hương vị lạ miệng khác, tương tự các món bánh mì ở trên.
- Ngoài ra còn rất nhiều loại bánh mì khác, nếu bạn biết hãy bình luận thêm ngay bên dưới nhé!
Một số thương hiệu nhượng quyền bánh mì nổi tiếng trên toàn quốc
Các thương hiệu nhượng quyền bánh mì nổi tiếng đã có mặt hầu hết ở các tỉnh thành trên toàn quốc. Một số cái tên như: Bánh mì chả cá Má Hải, Bánh mì Amangon, Bánh mì que BMQ, Bánh mì que Đà Nẵng, Bánh mì que Chip Chip Food, Bánh mì Dân Tổ, Bánh mì Tuấn Mập, Bánh mì Phượng Hội An, Bánh mì Cô Ba Sài Gòn,..
Ngoài ra, còn hàng triệu đơn vị kinh doanh bánh mì nhỏ lẻ khác trên khắp đất nước Việt Nam. Ước tính rằng, bình quân cứ vài trăm mét sẽ có mặt một quầy bánh mì lề đường. Vậy bạn có thấy bánh mì Việt Nam đặc sắc không?
Nhượng quyền kinh doanh Nhượng quyền kinh doanh Nhượng quyền kinh doanh Xu hướng kinh doanh Xu hướng kinh doanh Xu hướng kinh doanh
